Lâm đồng đã vô mùa bơ

“Những trái bơ sáp chín rụng xuống” và một tuổi thơ ở miền cao nguyên Lâm Đồng, nơi buổi sáng tung chăn dậy sớm, khoác áo len cắp rổ ra vườn lượm những trái bơ vừa rụng trên đất lá mục đẫm sương.     

Cô bé hàng xóm quê Lâm Đồng vừa về thăm gia đình, hôm nay ghé ngang với một túi nhỏ trái bơ sáp Đà Lạt . “Bơ đầu mùa chưa ngon đâu ạ. Nhưng là bơ chín cây. Trước hôm đi, con ra vườn sớm, lượm những trái chín rụng xuống. Cô ăn bây giờ là vừa đó ạ”.

“Những trái chín rụng xuống”. Cô bé đang gợi lại một hồi ức, tuổi thơ của tôi và những năm rất xa nơi miền cao nguyên Lâm Đồng, nơi buổi sáng tung chăn dậy sớm, khoác áo len cắp rổ ra vườn lượm những trái bơ chín cây vừa rụng đêm qua trên đất lá mục đẫm sương.   

Đặc sản, ngoài trà bán cho khách du lịch dừng chân ăn, không có gì khác.

Nhưng với thàng bé thành phố theo mẹ về quê ngoại thì còn có trái bơ sáp, một loại trái khi chín vỏ xanh tím, bổ đôi ra để thấy phần ruột vàng ươm. Bỏ hạt đi, đổ ngập sữa đặc hay đường dùng muỗng múc ăn thì vô cùng tuyệt.

Thời đó, Di Linh -Lâm Đồng còn là vùng đất hoang vắng, xa xa là đồi trà, gần nhà suối đầy cá. Cây bơ được trồng để lấy bóng mát, trái thì để ăn. Mà cũng không mấy ai thích ăn, vì nó “lạt lẽo” và muốn ăn ngon thì phải ăn với những thứ “xa xỉ” như đường và sữa đặc.

Nhà ngoại con bé vườn rộng lắm. Ông ngoại vốn là di dân từ miền bắc vô, nơi có nhiều loài hoa quả ngọt ngào, nên đến xứ cao nguyên đất đỏ này ông chịu khó trồng đủ thứ. Từ cây ổi xá lị ruột đỏ ruột trắng, cây mận cây điều, mãng cầu ta lẫn mãng cầu xiêm, mít dai, mít ướt, sầu riêng,… 

Rồi từ khu vườm ươm của nông trường gần đó, nơi con trai (cậu của thằng bé) đang làm việc, lại cho ra những giống cây lạ đã chọn lọc, ông lại trồng thêm. Một trong những loài cây lạ đó là cây bơ sáp. 

Khi thằng bé đang vào tuổi ăn tuổi lớn thì những cây bơ vườn nhà ông ngoại cũng đã cao lớn, xum xuê. Những cây ngoài hàng rào là loại bơ xanh, trái dài, rất to, ruột bổ ra cũng xanh ngắt.

Còn cây ngay sân sau trong nhà là bơ cóc, trái tròn nhỏ, khi chín vỏ chuyển sang sẫm tím, ruột chín vàng như miếng bơ béo, hạt nhỏ xíu.  

Trái bơ ấy khi lượm mang vào nhà, để thêm một hai ngày cho chín đều không cần đường sữa vẫn tuyệt ngon. Chỉ cần lấy mũi dao xẻ rồi lột vỏ cầm trên tay cắn ăn, vị hơi lạt nhưng dẻo và thơm. Đúng nghĩa như cái tên gọi – trái bơ.Vào mùa bơ chín, những trái bơ vỏ căng bóng sẽ chín từ cuống xuống phần thịt trong vỏ, nên khi bơ hườm hườm thì cuống cũng mềm dần, chỉ cần chờ gió là rơi phịch xuống đất.

Những mùa bơ chín theo thằng bé lớn lên, vì công việc gia đình nên những chuyến về quê ngoại ngày một thưa rồi hiếm. Chỉ cậu thằng bé thỉnh thoảng vào mùa bơ, nhờ ai quen đi thành phố gửi xuống ít trái gói kỹ trong giấy báo làm quà.

Những ngày đó, nhà con bé vui lắm. Bữa cơm sẽ có món bơ chấm nước tương, nước mắm ăn với cơm trắng. Còn nhiều hơn nữa, trưa ngủ dậy sẽ có món bơ dầm đá đường…

Nhưng con bé càng lớn trái bơ càng ít dần. Những trái bơ không còn ngon nữa. Cậu con bé trong một lá thư gửi xuống, có giải thích bơ là loại cây dễ thoái hóa, hạt cây con chọn từ cây mẹ, dù chăm sóc tốt vẫn không cho ra trái ngon.

Phải lai giống bằng cách ghép cành, mà kinh tế đang khó, trong khi người ta quen ăn bơ với đường sữa. Giờ bơ chạy chỉ, èo uột, chỉ có nước mang cho heo ăn, nhưng lại mất công bổ đôi để tách cái hột ra.

Rồi một ngày, cũng trong lá thư gởi xuống, cậu viết: “Mở lộ, người ta cho đốn hết hàng bơ ngoài hàng rào. Mà có giữ cũng không biết để làm gì”.

Rồi cũng như cha mẹ thằng bé, cậu thằng bé lên chức ông ngoại, ông nội. Đất vườn xưa cây phải đốn bỏ dần để lấy chổ xây nhà cho cháu con. Cây bơ cóc ngon nổi tiếng cũng phải chịu chung số phận với những cây ăn trái khác.

Con bé cũng không còn dịp về Di Linh nữa, dù qua thông tin cũng mừng vì vùng quê xưa giờ đã trở thành thị trấn. Còn cây bơ, sau những thăng trầm, giờ lại trở thành một loài cây kinh tế được ưa chuộng và được trồng rộng khắp Tây nguyên. 

Thông thường, bơ thường chín rộ vào tháng 4. Nhưng với cách chăm sóc của người trồng hiện tại, nhiều cây bơ có thể ra trái quanh năm.

Cô bé hàng xóm quê Lâm Đồng vẫn huyên thuyên kể: “Tháng 12 là các vườn bơ quanh nhà con ra hoa chi chít, tháng giêng tháng hai là đã thấy trái bơ non rồi. Tháng ba là bơ bắt đầu chín. Nhưng mà bây giờ hiếm vườn nào để bơ chín. Bơ vừa già là đã hái xuống giao thương lái. Trái bơ khi đó cứng, dễ vận chuyển. Còn để chín thì mau hỏng”.

Những du khách đi chơi xuân Đà Lạt hay mua dâu, mùa sang hè hay mua bơ về làm quà. Nhưng một vài người Đà Lạt thân quen đã chân tình thừa nhận các giống bơ tại Đà Lạt đã thoái hóa nên không còn ngon nữa. Bơ bày bán giờ thường là bơ Đức Trọng, Di Linh, Lâm Hà,…bởi khí hậu và thổ nhưỡng ở đó dường như rất thích hợp với cây bơ, nhất là loại bơ sáp dẻo.

Ban đầu, đó là loại bơ được ghép từ chồi của những cây mẹ tốt nhất được chọn lọc. Rồi kết hợp với quy trình chăm bón đã tạo ra một vùng đặc sản bơ có chất lượng cao. Giờ thì bơ ngon nhất cũng là bơ sáo Đức Trọng, bơ sáp Di Linh

Một anh bạn tài xế hay chở khách đi vi vu tây nguyên cũng nói vựa bơ lớn nhất tây nguyên hiện nay chính là ở Đức Trọng, Di Linh Lâm Đồng. Mùa bơ tùy theo vùng, thực ra chỉ kéo dài trong chừng ba tháng, xê xích từ tháng ba, tháng tư cho đến tháng 8…

Khi đó từ Đức Trọng, Lâm Hà, Di Linh, Bảo Lộc, Bảo Lâm, đi đâu cũng thấy bơ. Bơ Đắk lắk cũng đổ về đây.

Đà Lạt có bơ Cầu Đất, Trạm Hành. Đơn Dương ngoài đặc sản hồng giờ cũng chú trọng vào bơ. Còn nếu là bơ nghịch vụ, bơ mùa tết thì coi chừng đó là bơ Gia Kiệm, Đồng Nai. Bơ các vùng khác dĩ nhiên không ngon như bơ Đức Trọng, Di Linh nhưng du khách ít khi biết, mà có biết cũng rất khó phân biệt.

Nhưng biết vậy thôi, cũng đủ rồi. Điều quan trọng là một mùa bơ nữa đang về…

Mùa bơ sáp Lâm Đồng 

 

Mỗi loại bơ có thể cho ra các loại trái có hương vị thơm ngon và độ béo khác nhau. Nhưng theo khẩu vị của người Việt, loại được yêu thích và có giá cao nhất vẫn là loại bơ sáp ruột vàng, cơm dày, hạt vừa phải.

Ngoài ra còn có chanh dây và sầu riêng cũng là một đặc sản của Đà Lạt

Quí khách có nhu cầu mua sỉ và lẻ  Bơ sáp Đà Lạt, Sầu riêng Đà Lạt

Liên hệ :0327702985

Trả lời